✅ TÔ CHÂU ĐÔNG Á là đơn vị uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm , luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách hàng .
✅ Là đơn vị tiên phong hàng đầu chuyên cấp giấy phép liên vận cho xe thương mại và xe phi thương mại.
✅ Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu . Chúng tôi luôn có châm ngôn : nhanh chóng , tiện lợi , giá thành phải chăng.
Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào:
1. Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
2. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;
c) Xe ô tô vận tải hàng hóa;
d) Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào (không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước).
3. Phương tiện phi thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đi công tác, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô cứu thương, xe ô tô cứu hộ, xe ô tô thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ);
b) Xe ô tô của cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ô tô chở người dưới 09 chỗ và xe ô tô bán tải (pick-up));
c) Xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã đi công tác, tham quan, du lịch.
Dịch vụ xin cấp giấy phép liên vận Việt Lào uy tín – nhanh chóng
Hiện nay, để được lưu thông hoặc kinh doanh vận tải giữa hai nước Việt Nam – Lào thì đều cần phải có giấy phép liên vận Việt Lào do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy làm thế nào để được cấp giấy phép liên vận Việt Lào? điều kiện để cấp giấy phép như thế nào? cần làm những thủ tục gì? Theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
Đông Á là đơn vị uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn hoặc đại diện cho quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước để được cấp giấy phép liên vận một cách nhanh chóng, thời gian làm việc chỉ 02 ngày thủ tục đơn giản nhanh chóng, chúng tôi sẽ gửi giấy phép liên vận về tận nhà cho quý khách
Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào:
1. Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
2. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;
c) Xe ô tô vận tải hàng hóa;
d) Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào (không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước).
3. Phương tiện phi thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đi công tác, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô cứu thương, xe ô tô cứu hộ, xe ô tô thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ);
b) Xe ô tô của cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ô tô chở người dưới 09 chỗ và xe ô tô bán tải (pick-up));
c) Xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã đi công tác, tham quan, du lịch.
4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.
Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện:
1. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của Bên ký kết kia không quá 30 ngày, kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 01 lần với thời gian tối đa không quá 10 ngày.
2. Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Nghị định thư.
3. Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Thủ tục làm hồ sơ xin cấp giấy phép liên vật Việt Lào
Đối với phương tiện thương mại:
Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào (theo mẫu);
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào (Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ cấp giấy phép);
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải;
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định).
Đối với phương tiện phi thương mại và phương tiện thương mại phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào:
Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào (theo mẫu);
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào);
Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác).
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
- Tổng cục đường bộ Việt Nam
- Sở Giao thông vận tải địa phương
- Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào
Khoản 1 Điều 14 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT qui định chi tiết về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của các cơ quan nêu trên.
Thời hạn giải quyết: Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ theo qui định, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ được phê duyệt sẽ cấp giấy phép liên vận Việt – Lào.